Vì sao nên phát triển bản thân?

by Atempo

Vừa qua mình  nghe được một podcast của The Present Write Podcart về chủ đề “Làm việc cật lực cho mình hơn là công việc”. Sau khi nghe xong mình đã suy nghĩ rất nhiều về bản thân mình, về những gì mình đã và đang làm và nên làm. Vì podcast của chị Chi quá hay nên mình đã vội vàng note lại đôi dòng, dành cho bản thân sau này có thể đọc lại, và dành cho những anh chị đang bận rộn không có thời gian để nghe.

  • Cuốn sách 7 Chiến Lược Để Thịnh Vượng Và Hạnh Phúc là cuốn sách ghi lại bài học mà tác giả học được từ người chỉ dẫn của ông ấy- Earl Shoaff, sau khi người hướng dẫn qua đời, tác giả nhận ra rằng những cái kiến thức, lời khuyên, kỹ năng mà ông ấy học được từ người hướng dẫn của mình đã khiến cho ông ấy trưởng thành và phát triển từ một người nghèo vô cùng nghèo cho đến một người làm kinh doanh rất thành công và từng làm tham vấn cho rất nhiều người nổi tiếng. Và có sách bán chạy trên rất nhiều đất nước.
  • Nội dung podcast đề cập đến là chương 6 cuốn sách “7 Chiến Lược Để Thịnh Vượng”

Bạn có thể mua sách tại đây

Một ngày nọ Shoaff nói “Jim, nếu cậu muốn thịnh vượng và hạnh phúc hãy học tốt bài học này, học cách làm việc cật lực cho chính mình hơn là làm cho công việc.” Kể từ thời gian đó tôi đã làm việc cho sự phát triển cá nhân mình và tôi phải thú nhận rằng đây là nhiệm vụ thách thức nhất, công việc phát triển cá nhân này kéo dài suốt đời. Bạn biết đấy những gì bạn trở thành quan trọng hơn nhiều những gì bạn gặt hái được. Câu hỏi quan trọng phải hỏi trước khi làm một việc gì đó không phải là “Tôi sẽ nhận được gì?” thay vào đó ta nên hỏi “Tôi sẽ trở thành cái gì?”. Nhận được và trở thành giống như cặp song sinh vậy, việc bạn trở thành cái gì sẽ tác động trực tiếp đến những gì bạn nhận được. Hãy nghĩ về nó theo cách này, hầu hết những gì bạn có ngày hôm nay là do bạn đã thu hút được bằng cách trở thành con người của bạn ngày hôm nay. Vì thế đây là tiền đề kì diệu cuộc sống, để có nhiều hơn bạn đã có hãy trở nên hơn hẳn bạn hiện thời. Đây là nơi bạn nên tập trung toàn bộ sự chú ý của mình, nếu không bạn chỉ có thể phải bằng lòng với tiền đề về sự bất biến đó là “Nếu bạn không thay đổi tình hình hiện tại của mình bạn sẽ mãi chỉ có những gì mình có, thu nhập hiếm khi vượt qua sự phát triển của cá nhân, thỉnh thoảng thu nhập có một cú nhảy vọt may mắn nhưng nếu bạn không học cách thực hiện những trách nhiệm liên quan đến điều đó, nó sẽ thường thu về mức bạn quản lý được. Nếu có ai cho bạn 1 triệu đô la, tốt nhất là bạn phải hết sức nhanh chóng để trở thành một triệu phú, một người đàn ông rất giàu có đã từng nói “Nếu bạn lấy đi tất cả tiền bạc trên thế giới và chia thành những phần bằng nhau cho tất cả mọi người , thì tiền bạc cũng sẽ nhanh chóng quay trở lại chỗ cũ của nó như trước kia.”

Mọi người thường hỏi tôi làm sao tôi có thể  có một mức thu nhập trên trung bình, câu trả lời là hãy trở thành một người trên trung bình.

  •  ” Làm việc cật lực phát triên bản thân mình thay vì làm cho công việc” Tại sao lại có ý này? Theo tác giả TPW thì đi làm ai cũng phải đi làm, trong cuộc đời của mỗi người ai cũng có công việc dù bạn có là cậu ấm, cô chiêu. Ai cũng phải có công việc thì mới có ý nghĩa cho cuộc sống. Tuy vậy làm việc, đặc biệt khi bạn làm việc cho một ai đó thì nó chỉ là công việc, tức là mình mang lại giá trị nhưng là cho người khác, cho đơn vị khác, cho cuộc sống lớn hơn. Thế nhưng khi mình làm việc cho chính mình thì kết quả công việc sẽ luôn luôn là của mình, luôn luôn ở với mình. Nó là kết quả đầu tư luôn luôn có lãi. Thứ hai, đầu tư cho bản thân là cái có ứng dụng ngay lập tức, mình có thể đo lường ngay ngày mai nếu mình có thể thay đổi bản thân. Kết quả luôn luôn ở lại với chính mình. Do vậy khi mình làm việc cất lực cho mình, mình sẽ phát triển hơn rất là nhiều.
  • Thu nhập rất ít khi đi trước sự phát triển bản thân mình, tức là mình phải phát triển bản thân mình tới một cái mức độ nào đấy, thì mình mới có thu nhập như mong muốn. Nếu bạn muốn có thu nhập tốt, thu nhập trên trung bình thì bạn phải trở thành một người tốt, một người trên trung bình. Bạn phải đầu tư bản thân mình, bạn phải học những kiến thức thú vị, bạn phải trở thành người có những kinh nghiệm sống, những khả năng kỹ năng đặc biệt. Để cho mình trở thành người xứng đáng đạt được thu nhập cao. Khi đấy thu nhập cao sẽ đến với bạn.
  • Khi mình làm cật lực cho bản thân mình, mình luôn phát triển trên công việc của mình. Có rất nhiều bạn trẻ khi đi làm luôn lo nỗi lo bị thất nghiệp, luôn lo bản thân làm lỗi sản phẩm này, mình mắc cái lỗi này thì ngày mai họ có đuổi việc mình không? Ngày mai người ta cho mình  ra rìa? Ngày mai mình bị trừ lương, bị mất việc không? Hoặc là khi bản thân thấy một cơ hội việc làm khác nhưng không dám ra khỏi vòng an toàn, không dám đến để nộp cho công việc khác. Đó là do bản thân mình không phát triển bản thân mình trên cái công việc hiện tại của mình. Mình chỉ nhìn thấy mình đúng cái tầm công việc này, mình chỉ làm được công việc này ở tầm này thôi. Hoặc thậm chí mình nhìn mình dưới tầm công việc, sợ bị đuổi việc khi người ta nhận ra là mình kém. Nếu mình luôn ở trong tâm trạng lo sợ nơm nớp thì không bao giờ mình phát triển hơn được công việc của mình, không bao giờ có thêm được cơ hội mới, cơ hội tuyệt vời hơn vì mình không dám, bởi vì bản thân mình chưa phát triển đến mức độ mình để mình có thể nắm được những cơ hội mới. Mình phải luôn luôn phát triển trên công việc hiện tại thì mình mới mong được bản thân mình sẽ có những cơ hội tôt hơn, công việc của mình tốt hơn. Đầu tư bản thân luôn là đầu tư có lãi.  Nếu không học thêm một cái gì khác, thì mình chỉ dậm chân tại chỗ, chỉ làm công việc hiện tại, thì sẽ chỉ nhận được mức lương đó, chỉ tiếp tục ở ví trí đó mà thôi. Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống của mình thì bạn phải thay đổi đã. 
  • Đặt bản thân của mình lên trên công việc. Nếu bạn làm một việc mà năm năm sau hay mười năm sau mà bản thân vẫn y hệt như thế, vẫn công việc đó, không phát triển thêm một cái gì, vẫn là con người của mình ở thời hiện tại thì bạn có muốn không? Đặc biệt khi bạn còn trẻ, khi bạn hai mươi, tuổi ba mươi, bốn mươi, bạn không phải sắp sửa về hưu, bạn có muốn nhìn lại những năm tháng qua mình làm việc như trâu, như ngựa nhưng mình không phát triển thêm cái gì? Bạn có muốn như vậy không? Bạn có muốn số năm của cuộc đời mình thì tăng mà sự thông minh, sự thông thái của mình nó không được tăng lên không? . Nếu bạn đang làm việc tại một công ty, tổ chức, bạn có thể dành thời gian nhìn lại hành trình của mình, xem quá trình bạn làm nơi đó bạn đã phát triển bản thân như thế nào, có đúng với mong muốn và kỳ vọng của bạn chưa? Và làm sao để có thể tách mình ra khỏi công việc, làm sao để mình có thể phát triển bản thân mình trên công việc mình đang làm. Làm sao để mình nhìn lại một năm sau thôi thì mình thấy mình đã trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình rồi. Mình đừng nên là phiên bản lặp lại của năm cũ. Nếu vẫn cứ như năm cũ thì những cái cố gắng, những thời gian đó đã đi đâu, mình phải tập trung vào phát triển bản thân của mình thì khi mình quay lại, nhìn lại, mình mới không cảm thấy hối tiếc, không tiếc thời gian tuổi trẻ của mình.

Trên đây là nội dung của podcast mình nghe được của tập ” SS2E7  Làm việc cật lực cho mình hơn cho công việc”. Mình đã nghe đi nghe lại tập này khá là nhiều lần nhưng khi ghi chú ra kỹ như thế này, mình như cảm thấy mình nhớ được nhiều hơn và học thêm được những bài học mới, những tư duy mới từ tác giả. Mình sẽ còn quay lại với những bài note của podcast khác của chị Chi cũng như của một số trang khác vì mình rất là mê podcast và là fan của Podcast. Hi vọng các bạn thích bài viết này.

Góp ý cho Thương để Thương hoàn thiện hơn nhé.

Thân mến chào mọi người.

You may also like

Leave a Comment